Kiến thức bách khoa thư

Phương pháp ươm dâu giống từ hạt giống ?

Phương pháp ươm hạt giống như sau.


1. Làm đất: Chọn đất thục tốt, bằng phẳng, đủ ánh sáng, tưới tiêu thuận lợi. Đất được cày bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại như đất trồng rau. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,2m, rãnh 0,25m.

2. Phân lót: Dùng phân hữu cơ hoai mục 3 tấn/1000m2, kết hợp bón 20kg Supe lân + 50kg vôi bột/1000m2. Ngoài ra còn thêm 3kg Basudin/1000m2 để chống kiến. Phân bón và thuôc sâu được bón đều trên lớp đất mặt.

3. Mật độ gieo hạt: Trước khi gieo hạt phải thử sức nảy mầm của giống. Căn cứ tỷ lệ nảy mầm mà quyết định mật độ gieo. Thường gieo 1000g cho 1000m2.

4. Phương pháp gieo: Lượng hạt giống trộn cát được chia đều cho các luống và rắc đều trên mặt luống. Gieo xong rắc một lớp đất mỏng lên mặt luống dùng bản gỗ đập nhẹ cho hạt chìm xuống đất và phủ một lớp rơm rạ lên mặt.

5. Chăm sóc sau khi gieo:

- Sau khi gieo nếu khô hạn phải tưới nước cho đủ ẩm. Khi cây dâu con

được 2 lá mầm phun thuốc định kỳ phòng chống bệnh thối cổ rễ 1tuần/ 1 lần.

- Cây có 2 – 5 lá thật tỉa định cây để điều chỉnh mật độ

+ Bón phân:

- Cây có 2-5 lá thật tưới đạm 0,2-0,3% ure, 7-10 ngày tưới 1 lần

- Khi cây cao 15-20cm bón tiếp một lần phân nữa, lượng bón 10-20kg/1000m2. Trược khi nhổ cây 15 ngày thì ngừng bón phân.

- Cần kiểm tra sâu bệnh để phòng trừ.

6. Xuất cây con: Chỉ nhổ những cây đã đủ tiêu chuẩn. Phân loại cây đã nhổ thành loại to, trung bình và nhỏ. Cắt bỏ phần ngọn chỉ chừa lại 20-25cm. Cây dâu đã nhổ cần bảo quản nơi có bóng mát che phủ bộ rễ.

Tiêu chuẩn xuất cây con (khoảng 3 tháng):

- Chiều cao cây > 35cm

- Đường kính gốc ≥ 0,3cm

- Thân có lõi hoá gỗ

- Không bị sâu bệnh

Trước khi nhổ cây cần phải tưới đẫm nước. Cây đủ tiêu chuẩn nhổ trước, tiếp tục chăm sóc các cây còn lại để nhổ sau.
Share:

Thảo Dược Sâm Cau Nông Nghiệp, Nong thôn việt


Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.

Theo http://ift.tt/1SYSLnv

Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
Tên khác: Ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan
Tên nước ngoài: Black musale (Anh)
Họ: Sâm cau (Hypoxydaceae)
Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20 – 30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng; lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm; hạt 1 – 4, phình ở đầu.
Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7
Bộ phận dùng
Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để bớt độc rồi phơi khô.
Rễ sâm cau có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormon sinh dục nam, và kích thích miễn dịch. Cao nước của rễ có tác dụng kích thích co bóp tử cung. Sau khi uống nước sắc rễ, có thể có tác dụng phụ sưng lưỡi.
Nghiên cứu dược lý cho thấy các Rễ sâm cau  có có tác dụng kích thích miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Các chất này được coi là thành phần đặc trưng của rễ sâm cau.

Công dụng

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.
Ở Ấn Độ, Nepal và Philippin, thân rễ sâm cau được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Người ta còn dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa.. Dùng ngoài, rễ sâm cau giã nát, đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
 Ở Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy.
Ở Papua Niu Guiê, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.
Ghi chú: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không dùng.

Bài Thuốc Từ Sâm Cau

1. Rượu sâm cau hỗ trợ điều trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương:
Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650ml, ngâm trong 7 ngày hoặc hơn (càng lâu càng tốt). Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml. Có thể ngâm nhiều hơn và để dùng dần thì tác dụng tốt hơn.
2. Trà sâm cau giúp mạnh gân cốt, đen râu tóc:
Sâm cau thái lát, ngâm trong nước vo gạo, sau đó đem hấp với nước và phơi khô 9 lần sau đó vùi trong đường cát để bảo quản. Mỗi ngày dùng 3-5g hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày để giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.
3. Canh sâm cau hầm thịt lợn có tác dụng bổ thận tráng dương:
15g sâm cau hầm chung với 200g thịt lợn nạc làm canh. Công dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ một số trường hợp nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường.
4. Bột sâm cau có tác dụng bổ thận tráng dương, cơ thể suy nhược ở người già:
300g sâm cau ngâm với nước vo gạo hoặc nước sạch và thay nước nhiều lần cho đến khi nước trong, vớt ra phơi hoặc sấy khô, thái nhỏ rồi nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên; ngày uống 3-4g thành 2 lần lúc đói bụng. Công dụng bổ thận tráng dương, người già cơ thể suy nhược, lưng gối đau mỏi.
5. Nước sắc sâm cau bồi bổ cho người già và phụ nữ sau sinh:
Sâm cau thái nhỏ sao vàng 12g, sắc với 200ml nước còn 50ml uống 1 lần trong ngày.
6. Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:
Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
7. Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương:
Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hơn. Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml.
3. Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai:
Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày một thang.
8. Chữa tê thấp, đau mình mẩy:
Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g, rượu trắng 650ml, Ngâm trong 7 ngày hay hơn. Ngày uống 50ml chia hai lần.
8. Chữa sốt xuất huyết:
Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g sao đen. Sắc uống ngày một thang.
10. Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh:
Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
from Nong Thon Viet http://ift.tt/1SYSNMc
via TM Garden

Filed under: Nông Nghiệp Tagged: Nong thôn việt
from Thảo Dược Sâm Cau

via Tumblr http://ift.tt/1HNRGGm
Share:

Salvia hispanica–Hạt Chia

US1010014

 

Hạt Chia có nguồn acid béo thiết yếu Omega 3, Omega 6 vượt trội so với các loại cây trồng và hải sản có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị gãy, rụng tóc, mịn da, giảm cân và tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho cả nhà.

Thành phần: Omega 3 (20 - 34g), Omega 6 (6.66g), Protein (20.4g), chất xơ (37.)5g, Hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, phốt pho, magie….

Công dụng: Tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị gãy, rụng tóc, mịn da, giảm cân, tốt cho tim mạch.

Share:

Bài viết ngoài

Dịch

Thảo Mộc & Dinh Dưỡng

Tiep Thi Kinh Doanh

Tự Điển Việt

Thảo Mộc Garden